Thờ Quan Công chung với Phật? Đúng hay Sai?

Thờ Quan Công chung với Phật? Đúng hay Sai?

04:38p ngày 06/10/2023 bởi sdecorviet

Thờ Quan Công chung với Phật? Đúng hay Sai?

Theo quan niệm của Việt Nam, việc thờ cúng Quan Công sẽ đem lại sự may mắn, thuận lợi cho người làm ăn kinh doanh, ngoài ra còn giúp trấn trạch nhà cửa đất đai. Tuy nhiên, khi được hỏi về việc có nên thờ tượng Quan Công chung với tượng Phật không? thì chắc hẳn không ít gia chủ vẫn đang phân vân và chưa nắm rõ về điều này. Cùng tìm hiểu ngay điều này trong bài viết dưới đây để giải đáp câu hỏi trên nhé.

Ý nghĩa của việc thờ tượng Quan Công

Quan Công thực chất là một vị thánh ngoại lai từ Trung Quốc nhưng vẫn được người dân Việt Nam thờ như thần bản địa nguyên nhân bởi Quan Công là thánh mang nhiều phẩm chất đáng quý và có ý nghĩa trong văn hóa cũng như tín ngưỡng, phong thủy.

Theo lịch sử:

Quan Công là một vị thần gắn liền hình ảnh dữ dằn, mạnh mẽ với 2 thanh đại đao và thanh gươm sắc bén, hành hiệp trượng nghĩa, cứu giúp dân nghèo khỏi những nguy khó. Vì vậy, từ xưa đến nay, hình ảnh của Quan Công được người dân xem như là vị thánh trấn trạch, giúp bảo vệ gia đình khỏi tà khí, và những điều không may mắn.

Hình ảnh Quan Công được sử dụng nhiều trong văn hóa của người Việt Nam như trong các tác phẩm chèo, tuồng, hay điêu khắc… Theo dòng lịch sử, Quan Công đã được thần hóa trở thành vị thánh chung của văn hóa phương Đông chứ không chỉ riêng đất nước nào, ông chính là đại diện cho sự mạnh mẽ, hiêu hùng, quật cường, luôn cứu giúp dân khỏi cảnh khốn khổ, từ đó mang đến những năng lượng tích cực và vượng khí.

Theo Phật giáo:

Theo Phật Giáo Việt Nam, Quan Công chính là một vị Già Lam Hộ pháp, đại diện cho slẽ phải và giúp đẩy lùi cái ác.

quan cong

Có nên thờ tượng Quan Công chung với tượng Phật?

Việc có nên thờ tượng Quan Công với tượng Phật chung nhau hay không hiện nay vẫn có nhiều ý kiến trái chiều nhau. Trong đó:

Có một bộ phận cho rằng Phật và các thần linh đều là những thánh nhân giúp con người thoát khỏi những ưu tư cũng như muộn phiền, từ đó có cuộc sống tốt đẹp hơn. Bởi vậy, việc thờ chư vị hộ pháp (hay còn gọi là Quan Công) nhằm bảo vệ cuộc sống bình yên và thờ Phật giúp hướng con người đến cái thiện thì có thể thờ chung.

Tuy nhiên, trong trường hợp này gia chủ cần lưu ý rằng, Quan Công là một vị quan thánh, khi đặt bát hương cần đặt phía bên tay phải, còn bát hương Phật đặt ở giữa và gia tiên thì bên tay trái. Trong đó, tượng thờ Quan Công phải thấp hơn tượng thờ Phật nhưng cần đặt cao hơn ảnh thờ gia tiên.

– Nhưng một bộ phận khác thì lại cho rằng không được thờ chung Quan Công và Phật trên cùng một bàn thờ. Bởi việc thờ chung là đi ngược với văn hóa của đạo Phật và phạm phải phong thủy.

Đức Phật theo Phật giáo là thần linh tối cao, ban phát những điều tốt lành, thiện lương đến với con người và giúp phổ độ chúng sinh, còn Quan Công chỉ là một vị thần, nếu xét về thứ bậc thì Đức Phật ở phía trên Quan Công nên không được thờ chung Đức Phật và Quan Công trên một bàn thờ. Thay vào đó, gia chủ có thể đặt tượng Quan Công ở những vị trí sau:

  • Tại phòng khách gia đình: đây là một vị trí lý tưởng để hóa giải hướng nhà xấu (nếu có) hoặc để trấn trạch ngôi nhà. Nếu để trấn trạch, gia chủ nên đặt tượng Quan Công tại các vị trí như chính giữa hướng ra của cửa ra vào, hay các vị trí Sát tinh như tại ngũ quỷ, họa hại…
  • Tại phòng làm việc ở cơ quan hoặc tại nhà: Việc sắp xếp này rất tốt đối với những người buôn bán hay làm ăn kinh doanh. Nên đặt tượng Quan Công ở vị trí sau chỗ ngồi làm việc của gia chủ.

Cách bài trí tượng Quan Công theo đúng phong thủy

Tượng Quan Công có ý nghĩa quan trọng trong phong thủy và ảnh hưởng sâu rộng trong tín ngưỡng người Việt nên việc bài trí tượng Quan Công gia chủ cần phải lưu ý. Theo các chuyên gia, tượng Quan Công thích hợp nhất là đặt trên bàn làm việc, tại phòng khách hay cửa hàng kinh doanh.

  • Với những gia chủ làm sếp lớn hay có tầm quan trọng tại các tổ chức kinh doanh, chính trị sẽ hay gặp phải những người đố kị hoặc chơi xấu, thậm chí dùng âm mưu thủ đoạn để hãm hại. Do đó trong phong thủy người ta tin rằng các nhà lãnh đạo và doanh nhân khi đặt tượng Quan Công sau lưng ở nơi làm việc, họ sẽ luôn nhận được sự bảo vệ cũng như hỗ trợ mạnh mẽ để có thể chống lại những thế lực, âm mưu đang làm ảnh hưởng đến họ.
  • Để trấn trạch trong nhà nên đặt tượng Quan Công ở chính giữa để hướng nhìn thẳng ra cửa hoặc ở các vị trí Sát tinh chiếu như: Hoạ Hại, Ngũ Quỷ, Lục Sát, Tuyệt Mệnh…để giúp át chế những vận khí tà mà, không tốt, trừ tai, từ đó bảo hộ cho gia chủ.
  • – Nếu nhà nằm ở hướng xấu hoặc gia chủ muốn hóa giải đại sát, bạn có thể đặt tượng Quan Công theo hướng chính Tây, chính Bắc hoặc Tây Bắc.
  • Để cầu tài lộc, người Việt Nam thường thờ tượng Quan Công với ý nghĩa thánh sẽ mang lại cho gia đình nhiều tài lộc, giúp công việc làm ăn kinh doanh của gia chủ thuận lợi, trừ tiểu nhân, tà ma và vận xui.
  • Tuyệt đối không được đặt tượng Quan Công ở những nơi thiếu sự tôn nghiêm như nhà bếp, nhà vệ sinh, hay phòng ngủ… Đặt tượng Quan Công trấn trạch không đúng cách không những không có công dụng mà có thể còn gây những ảnh hưởng không tốt đến gia chủ.

Nên biết:

Nằm ngủ trước bàn thờ có sao không?

Cách đặt giường ngủ ở sau phòng thờ để hợp phong thủy?

Những lưu ý khi bố trí tượng Quan Công trong nhà

  • Người nên thờ tượng Quan Công

Gia chủ là nam giới, trong độ tuổi từ 25 trở lên là thích hợp nhất để thờ tượng Quan Công trấn trạch. Bởi nam tử độ tuổi này đang ở lúc dương khí mạnh nhất, và có sự chín chắn nhất định. Ngược lại, phụ nữ không phù hợp thờ tượng Quan Công trong nhà do theo phong thủy thì phụ nữ thuộc về âm khí, khi đặt tượng Quan Công dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của họ.

  • Khai quan điểm nhãn tượng Quan Công

Giống như các tượng phong thủy khác, khi thỉnh tượng về tại nhà, gia chủ cần phải khai quang điểm nhãn cho tượng. Từ đó gia chủ mới nhận được sự bảo vệ từ thánh Quan Công. Chỉ sau khi thực hiện khai quang xong, tượng Quan Công mới linh nghiệm, nếu không thì cũng chỉ như một pho tượng trang trí bình thường.

  • Ngày cúng Quan Công

Theo tục lệ, mọi người thường cúng Quan Công vào ngày 24/6 m lịch, hay còn được gọi là ngày vía Quan Thánh Đế Quân. Trong ngày này, gia chủ có thể lựa chọn sắm một lễ đơn giản để cúng vía Quan Công tại gia hoặc là đi đền Quan Thánh.

Những lưu ý khi bố trí bàn thờ Đức Phật tại gia

tho phat

  1. Không được coi Đức Phật là vị thần xếp ngang hàng các thần khác như ông địa, hay thần tài …

Thần tài và Thần Thổ địa là hai vị thần mọi người thường thờ chung, họ là thần cai quản tài lộc, tiền bạc, phù hộ sự may mắn và làm ăn thuận lợi cho gia chủ. Nhưng khi thờ Đức Phật trong nhà thì không thể coi Đức Phật ngang hàng với Thần tài và Thổ địa được.

  1. Lưu ý không được để tượng hoặc hình ảnh Đức Phật thấp hơn hoặc đặt ngang bằng với bài vị và bát hương của gia tiên.

Thờ Đức Phật tại gia sẽ mang lại sự bình an, bảo hộ gia chủ. Vì phật là bề trên, nếu đặt ngang bằng với bài vị gia tiên được xem là bất kính với Đức Phật, gây ảnh hưởng không tốt đến gia đình, vì vậy bạn nên để bàn thờ tượng Phật cao hơn.

  1. Gia chủ nên sử dụng bàn thờ đã được phân cấp rõ ràng ví dụ như: bàn thờ 2 cấp hoặc bàn thờ 3 cấp. Sử dụng loại bàn thờ được phân cấp rõ ràng như vậy để phân chia cấp bậc thờ cũng, đồng thời thể hiện tầng lớp thứ tự trên bàn thờ, từ đó tránh phạm phải điều bất kính.

Trên đây là những chia sẻ về những kiến thức thờ cúng tượng Phật cũng như những lưu ý khi đặt tượng Quan Công. Hi vọng qua bài viết trên, quý khách có thể nắm thêm nhiều thông tin hữu ích.

Xem thêm