Xử lý tường trát không phẳng như thế nào?

Xử lý tường trát không phẳng như thế nào?

09:12p ngày 11/09/2023 bởi sdecorviet

Xử lý tường trát không phẳng như thế nào?

Sự cố trát tường không phẳng, hay bị nứt nẻ khiến cho rất nhiều chủ đầu tư cảm thấy rất lo lắng và hoang mang. Vậy nguyên nhân của chúng là do đâu và cách xử lý khi trát tường không phẳng như thế nào? Qua bài viết sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin hữu ích để giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Có những nguyên nhân nào gây ra việc tường trát không phẳng?

Hiện nay có khá nhiều trường hợp sau khi đã trát tường xây dựng xong mà không được phẳng và hay là xảy ra các hiện tượng nứt, hoặc nổ. Nguyên nhân của các hiện tượng này chủ yếu là do:

Do khí hậu

Đặc điểm của khí hậu Việt Nam là nóng ẩm mưa nhiều nên các hiện tượng như nứt trần, nứt tường, và nứt cổ trần rất hay xảy ra.

Cách xử lý việc tường trát không phẳng do khí hậu:

  • Sử dụng các khe co giãn.
  • Sử dụng những sản phẩm lớp phủ có khả năng đàn hồi cao có thể lên đến 300%, ít bị lão hóa do ảnh hưởng tia tử ngoại mặt trời, và tuổi thọ cao. Vì vậy vừa có thể chống thấm, vừa xử lý được các vết nứt có chuyển vị lớn. Phạm vi áp dụng: khi xử lý chống thấm do nứt trần, và các vết nứt tường, hay khe nứt trần thạch cao.

Do quá trình thi công trát

Các vết nứt nhẹ, cạn, thường phát triển theo nhiều phương thì thường chỉ nằm ở lớp vữa trát, và không ăn sâu vào tường gạch… thường là do kỹ thuật tô tường không đúng (như hồ trộn không đều, hay tường khô quá mà vẫn tô, hồ tô mỏng – tối thiểu phải 1cm, hay không dưỡng hộ đúng,… hoặc là do việc trát hay sơn nước thực hiện sai quy trình, và không đúng kỹ thuật).

Các vết nứt sẽ phát phát triển về chiều dài, và độ rộng theo thời gian. Nếu theo dõi trong khoảng 8 tháng thì các vết nứt phát triển chủ yếu theo 6 tháng đầu, và đặc biệt là trong tuần đầu tiên. Do mastic đàn hồi nên chỉ khi mà vết nứt đủ lớn, cùng cường độ kéo đủ lớn để vượt qua cường độ kéo của mastic thì mới có thể thấy được vết nứt dù nó đã nứt trước đó. Nguyên nhân để dẫn đến tình trạng này là do:

  •  Tường xây trong thời gian ngắn sau khi tô ngay dẫn tới độ ẩm khác nhau giữa mạch vữa và gạch. Mạch vữa thì không được miết gọn gàng, và tường không phẳng khiến cho lớp vữa tô không đều gây ra sự co ngót cục bộ và nứt vữa làm cho nước mưa bị thẩm thấu qua lớp vữa.
  • Mạch vữa không “no”, hay xây tường không chuẩn dẫn đến việc thẩm thấu qua mạch vữa. Khi xây tô xong nếu như thiếu nước, để cho phản ứng thuỷ hoá xảy ra không hết: cấp phối quá nhiều hoặc là quá ít xi măng, tô tường vào thời điểm khi giữa trưa nắng, chà mặt quá kỹ, hay quá láng mà không trát hồ dầu, hoặc không tưới nước cho tường hoặc là tưới rồi tô ngay.
  • Hồ tô bị quá nhiều nước. Xi măng khi đông cứng ở trong môi trường không khí và xi măng đông cứng ở trong môi trường nước sẽ khác nhau. Sử dụng hồ tô xi măng có mác cao, tạo ra các vùng ứng suất kéo cục bộ do sức căng của bề mặt khi co ngót lớp hồ tô, và gây kéo căng trên bề mặt khi hồ xi măng đông cứng do việc phản ứng thuỷ hoá và tạo cường độ. Đặc tính của xi măng là khi đông cứng trong không khí thì sẽ bị co ngót về thể tích.
  • Trát quá dày (trên 2.5cm).
  • Sử dụng vữa trộn 1 lần trong khoảng thời gian dài.
  • Cát quá mịn, hoặc cát dùng xây tô chứa hàm lượng sét tương đối lớn.
  • Các vết nứt vữa ở cột thì thường chủ yếu là do bề mặt quá láng hoặc tô quá dày (trên 1.5 cm).
  • Sử dụng các loại gạch xây không đạt chất lượng như: gạch ép ướt được nung theo công nghệ cổ truyền sẽ dễ bị nứt hơn là gạch ép khô nung lò tuynel.

Làm sao để nhận biết được tường trát không phẳng?

Thực hiện việc nghiệm thu công việc trát vữa tường để có thể nhận biết được tường trát không phẳng theo các bước sau:

  • Bước 1: Sử dụng thước có chiều dài vào khoảng 2m hoặc là đèn neon áp sát vào tường để có thể kiểm tra độ bằng phẳng. Độ lệch cho phép khoảng từ 1 – 1.5mm. Bức tường không được gồ ghề, và lồi lõm.
  • Bước 2: Gõ nhẹ lên lớp vữa trát khi khô để kiểm tra được độ bám dính. Nếu như vị trí nào có tiếng bộp bộp nào cần trát lại.
  • Bước 3: Nếu lớp trát khô xuất hiện như là các vết nứt, lồi lõm, hay bong lở, phồng rộp thì cần phải khắc phục ngay.

Yêu cầu, và tiêu chí nghiệm thu:

  • Các vị trí như là cạnh cột, gờ tường, hay cửa cần được trát vuông góc, và sắc cạnh, thẳng tắp.
  • Kiểm tra bằng thước thẳng tại những vị trí có góc vuông.
  • Tại những vị trí gờ bệ cửa sổ thì phải thẳng hàng.

Tường trát không phẳng thì cần xử lý như thế nào?

Cách xử lý khi tường trát không phẳng:

  • Kẻ theo các đường nứt bề rộng từ 5 ly đến 1 phân, bắn keo silicon (loại keo sơn lên được) sau đó thì sơn lại.
  • Đục hết lớp hồ tô, rồi vệ sinh sạch sẽ, và đóng lưới thép, rồi thực hiện tô lại và sơn bả như lúc đầu.
  • Đập nguyên bức tường ra để thực hiện xây lại.
  • Dùng vật liệu để xây trát chất lượng: xi măng xây tô chuyên dụng và có phụ gia tạo dẻo làm chậm quá trình đông cứng.
  • Dùng hồ tô mác thấp, cùng cát hạt nhỏ, ít lẫn sét
  • Tưới ẩm lên tường thường xuyên sau xây dựng vào khoảng 4 – 5 ngày
  • Xử lý vết nứt nhỏ: Kẻ theo các đường nứt bề rộng 5 ly đến 1 phân rồi sau đó bắn keo silicon rồi  sử dụng sơn chuyên dụng để sơn lại.

Hướng dẫn cách trát để đảm bảo tưởng phẳng

Những dụng cụ trát tường cần phải chuẩn bị gồm: bàn xoa, bay, và thước,…

  • Quan sát bề mặt tường, và đục bỏ đi những chỗ bị lồi, sau đó đắp vào những chỗ bị lõm để cho vữa phẳng. Có thể sử dụng các phương pháp vẩy vữa ở mặt trát, tuy nhiên cần phải đảm bảo lớp vữa bám vào chỉ là 1 lớp mỏng, và không được quá dày.
  • Phải trát từ trên xuống, và không được trát từ dưới lên. Độ dày của lớp vữa sẽ tùy thuộc vào yêu cầu về thẩm mỹ, độ phẳng của nền trát, và loại vữa sử dụng, hay loại kết cấu và phương pháp thi công trát tường.
  • Độ dày của lớp trát trần lý tưởng nhất là từ 10 đến 12mm. Lớp trát có thể dày hơn, tuy nhiên cần có các biện pháp chống lở bằng cách trát thành nhiều lớp mỏng hay là trát trên tấm lưới thép.
  • Ngoài ra, để đảm bảo rằng tường trát được phẳng cần phải: Vào vữa bằng bay, và sử dụng bàn xoa để hoàn thiện lại lớp trát tường phẳng lì. Gạt lớp vữa dư thừa từ dưới lên với thước tầm để có thể tạo độ phẳng nhất định. Bù vữa vào những chỗ bị lõm. Khi vữa xe lại thì cần dùng bàn xoa liên tục để tạo ra độ phẳng cho bề mặt trát.
  • Cần lưu ý ở chỗ lên vữa cần phải cán phẳng. Cán xong phải chờ khô và chờ cho mặt vữa se lại, rồi dùng bàn gỗ để xoa nhẵn. Xoa từ trên xuống dưới. Mới đầu thì xoa vòng rộng, và nặng tay. Đến khi bề mặt của tường đã phẳng rồi thì thực hiện động tác xoa nhẹ lại, và xoa vòng hẹp dần. Cuối cùng, thì vừa xoa, vừa nhẹ nhàng nhấc bàn xoa ra khỏi bề mặt trát.

Trên đây là bài viết chi tiết về nguyên nhân và xử lý trát tường không phẳng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng rằng với bài viết này sẽ cung cấp tới bạn 1 số thông tin hữu ích để cho công trình xây dựng của bạn được hoàn thiện hơn.

Xem thêm