Mạ kim loại có gỉ không? Có các loại mạ kim loại nào?

ma kim loai co gi khong

Kim loại xi mạ hiện nay đã không còn xa lạ gì với đời sống chúng ta. Tuy nhiên mạ kim loại có bị gỉ không vẫn luôn là thắc mắc của rất nhiều người. Đã có rất nhiều đơn vị ưa chuộng phương pháp này bởi vì tính ưu việt và cũng như khả năng ứng dụng cao của chúng trong nhiều lĩnh vực. Hãy cùng chúng tôi xem phương pháp này có bị gỉ không và những loại mạ nào không dễ bị gỉ nhé.

1. Mạ kim loại có bị gỉ không?

Mạ kim loại cụ thể là 1 loại kỹ thuật phủ một lớp kim loại mỏng lên bên ngoài bề mặt của sản phẩm cần xi mạ. Đây là 1 phương pháp đã ra đời từ hàng trăm năm trước và phát triển rất mạnh mẽ đến ngày hôm nay.

Tất cả các bề mặt của kim loại đều sẽ bị gỉ sét và bị ăn mòn theo thời gian, chính vì vậy người ta đã bảo vệ chúng bằng việc mạ hoặc là sơn phủ. Khi xi mạ kim loại lên trên sản phẩm, lớp mạ sẽ có tác dụng ngăn chặn những tác nhân bên ngoài như hóa chất, hay dung môi ăn mòn vào bên trong các vật liệu, từ đó làm chậm lại hoặc ngăn chặn khả năng bị ăn mòn cũng như gỉ sét.

Vì vậy Mạ kim loại có thể gỉ phụ thuộc vào loại kim loại và quá trình mạ. Nếu quá trình mạ không đúng cách hoặc không được bảo quản đúng cách, thì kim loại có thể bị gỉ.

ma kim loai co gi khong 1

2. Loại kim loại nào dễ bị gỉ hơn khi mạ?

Khi đã mã thì các kim loại đều có 1 lớp mạ giúp ngăn chặn khả năng ăn mòn cũng như gỉ sét. Vì vậy không có loại kim loại nào dễ bị gỉ hơn sau khi đã mạ. Mà chỉ có những yếu tố ảnh hưởng khiến lớp mạ vẫn sẽ bị hòa tan, nhưng với tốc độ rất chậm. Nó sẽ bị phân hủy từ từ trong 1 số điều kiện nhất định như:

  • Độ ẩm tương đối cao trên 60%.
  • Trong môi trường biển hoặc ven biển.
  • Các tình huống mà lớp mạ thường xuyên bị ướt hoặc bị ngâm nước. (như rửa xe)
  • Ô nhiễm lưu huỳnh đioxit ngay trong bầu khí quyển đô thị.
  • Tiếp xúc với hydro sunfua từ núi lửa, hay suối nước nóng, hoặc khí tự nhiên và khí thoát nước.
  • Các chất kiềm mạnh như là thạch cao và xi măng, vì chúng có chứa nhiều clorua và sunfat.
  • Nước mưa axit.

3. Có những loại mạ nào không dễ bị gỉ?

Mạ kẽm

Kẽm là 1 loại nguyên liệu rẻ tiền, có khả năng giúp chống rỉ sét cho bề mặt kim loại. Nó sẽ được mạ lên trên bề mặt kim loại bằng phương pháp mạ thường hoặc là mạ điện.

Khi có lớp kẽm ở bên trên của bề mặt kim loại, kẽm sẽ bị rỉ sét, và ăn mòn trước. Nhờ đó, lớp kim loại bên trong nó sẽ được bảo vệ tốt hơn.

Tuy nhiên, biện pháp này cũng chỉ có tác dụng trong 1 thời gian giới hạn. Sau đó, mọi người cần phải tìm biện pháp khác để thay thế hoặc là cải thiện tình trạng rỉ sét.

  • Mạ NICKEL: Một loại xi mạ rất phổ biến hiện nay có bề ngoài sáng bóng, và thường được ứng dụng trong việc mạ đồ trang sức và đồ điện tử. Đối với các ứng dụng khác nhau, thì bề mặt mạ niken có thể có các dạng xỉn, nửa xỉn, hoặc sáng, cứng, mềm, hay dẻo hoặc giòn. Mạ niken là 1 biện pháp tạo bề ngoài tuyệt vời và hiệu suất tốt trong việc chống ăn mòn, nhưng hiệu suất của nó lại kém trong thử nghiệm phun muối.
  • Mạ CHROME: phục vụ cho mục đích trang trí – để giúp ngăn chặn sự thay đổi màu sắc của bề mặt và kéo dài tuổi thọ của vật liệu. Đối với mục đích công nghiệp – thì mạ crom có ​​các đặc tính như là chịu nhiệt độ cao, chống mài mòn, và hệ số ma sát thấp nhưng lớp mạ thường dày.
  • Mạ thiếc: là 1 phương pháp tạo ra 1 lớp mạ không độc hại và có thể hàn, chủ yếu được ứng dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm và điện tử. Một phôi có thể được hàn rất dễ dàng với độ dẫn điện tốt do tính mềm và tính dẻo của thiếc. Liên quan đến hiệu suất của việc chống rỉ sét, thiếc không giống như kẽm, vật liệu cơ bản có thể sẽ bị rỉ sét khi lớp phủ thiếc bị nứt và vật liệu cơ bản khi tiếp xúc với không khí.
  • Mạ bạc: Là loại xi mạ thường được áp dụng trên đồ dùng, và đồ trang trí. Mạ bạc có độ dẫn điện tuyệt vời và thường được áp dụng trên các dụng cụ y tế, hay công nghiệp hóa chất, máy bay và thiết bị điện tử.
  • Mạ vàng: Một loại xi mạ thường được áp dụng cho mục đích trang trí và công nghiệp. Lớp mạ vàng có khả năng giúp chống mài mòn, chống ăn mòn, có độ xốp thấp và tuyệt vời để trở thành 1 thiết bị đầu cuối tiếp xúc. Mạ vàng thích hợp cho các thiết bị điện tử, thiết bị liên lạc, và đầu tiếp xúc PCB cũng như bộ điều hợp. Bề mặt mạ vàng sẽ không bị oxy hóa và rất ít thay đổi màu sắc, tuy nhiên giá thành cao, và giá thành mạ còn phụ thuộc nhiều vào giá vàng quốc tế.
  • Mạ đồng: Mạ đồng có thể được áp dụng phục vụ cho mục đích trang trí. Chức năng khác của mạ đồng là cải thiện hiệu suất bám dính giữa kim loại cơ bản và kim loại lớp phủ. Mạ niken thì sáng, mạ vàng và mạ crôm thường cần đánh đồng để giúp tăng hiệu suất bám dính. Quá trình oxy hóa có thể dễ dàng xảy ra khi sử dụng đồng là lớp phủ bề mặt. 1 loại sơn trong suốt có thể được áp dụng dùng trên bề mặt mạ đồng để tránh bề mặt bị oxy hóa.

Mạ hợp kim loại: Mạ hợp kim bao gồm ít nhất 2 loại kim loại. Tác động điện giữa nhiều loại kim loại làm cho lớp mạ tăng khả năng chống ăn mòn. Độ bóng của lớp mạ hợp kim được tạo ra là từ nhiều kim loại vi lượng, và khác với độ bóng của xử lý cromat. Mạ hợp kim có khả năng chống ăn mòn, chống gỉ tuyệt vời do bề mặt lớp mạ có hàm lượng kim loại thường không đồng nhất về khối lượng. Có thể điều chỉnh được sắc thái màu mạ bằng cách điều chỉnh về tỷ lệ của từng kim loại.

Chúng tôi đang rất mong đợi ngày càng có nhiều nhu cầu về các loại mạ hợp kim khác nhau, tuy nhiên công nghệ này thì phức tạp hơn nhiều so với mạ kim loại đơn lẻ truyền thống trước đây. Điều quan trọng trong mạ hợp kim loại là phải kiểm soát việc chiết xuất từng kim loại để có thể đạt được yêu cầu mạ dự kiến. Việc khai thác các kim loại hợp kim có thể rất khác nhau trong các điều kiện khác nhau; do đó mà mạ hợp kim đòi hỏi phải có nhiều kỹ thuật và kinh nghiệm hơn so với việc mạ đơn kim loại.

5. Kim loại bị gỉ có ảnh hưởng đến tính năng của sản phẩm không?

Hiện tượng gỉ sét thường ta chỉ nói đến sắt. Khi nói gỉ sét, thì đó chính là sự gỉ sét của sắt. Các kim loại còn lại thì rất khó gỉ sét. Vì sắt chiếm hầu hết hay là thành phần chủ yếu trong các đồ dùng, cũng như vật dụng kim loại nên vấn đề gỉ sét chính là vấn đề của sắt.

Khác với sắt nguyên chất, các loại oxit sắt sẽ không có tính liên kết với nhau. Do đó, hiện tượng gỉ sét sẽ dễ dẫn đến hiện nứt gãy. Ví dụ Cây đinh bị gỉ sét nặng thì sẽ không thể sử dụng được nữa, hay Tấm sắt gỉ sét lâu ngày ở ngoài không khí thì sẽ rất dễ bị bẻ gãy.

Ở 1 cấp độ lớn hơn, gỉ sét sẽ ảnh hưởng đến kết cấu, và làm suy yếu các công trình, hay nhà máy gây tốn kém về chi phí bảo trì và sửa chữa.

Gỉ sét là việc sắt bị oxi hóa tạo thành các loại oxit sắt. Đây chỉ là 1 hiện tượng tự nhiên. Tuy nhiên, gỉ sét gây ra hư hỏng cho các dụng cụ, và vật dụng kim loại, làm tốn kém chi phí. Vì vậy mạ kim loại chính là giải pháp chống gỉ đa được sử dụng từ lâu. Bài viết trên hi vọng là đã trả lời cho bạn thắc mắc về việc mạ kim loại có bị gỉ không và những loại mạ phổ biến hiện nay, từ đó cung cấp thêm cho bạn về các kiến thức trong đời sống nhé.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *