Sự khác nhau giữa khe nhiệt và khe lún? (So sánh chi tiết)
Khe lún và khe nhiệt là khe hở được tạo ra trong quá trình thi công nhằm mục đích phân tách công trình lớn thành các phần khác nhau để hạn chế sự biến dạng của khối các kiến trúc gây ra tình trạng sụt lún, hay hư hại công trình. Việc thiết kế thêm các khe hở này cho căn nhà sẽ mang lại lợi ích gì? Đây chính là các câu hỏi mà các bạn thường thắc mắc khi xây dựng và thiết kế nhà ở. Dưới đây sẽ là những thông tin mà chúng tôi cung cấp để giúp bạn tìm ra được lời giải đáp cho thắc mắc trên, hãy cùng theo dõi bài viết với chúng tôi nhé!
Khe nhiệt là gì?
Khe nhiệt hay còn được gọi là khe co giãn, thường được sử dụng trong các công trình có diện tích tương đối lớn nhằm mục đích hạn chế nứt nẻ của kết cấu dưới sự thay đổi của nhiệt độ, thời tiết, hay môi trường… Khe nhiệt, khe co giãn thường được sử dụng cho các công trình có diện tích trên 50m.
Khe nhiệt là 1 khoảng hở hẹp, được sử dụng tại các công trình có mặt bằng lớn (từ 50 – 60 m), hay các tòa nhà cao tầng nhằm hạn chế, và khắc phục hiện tượng co giãn của kết cấu do sự thay đổi của môi trường và nhiệt độ gây ra.
Ví dụ, bê tông và những vật liệu xây dựng khác đều có khả năng bị giãn nở ra khi gặp nhiệt độ tăng cao và bị co vào khi nhiệt độ xuống thấp. Điều này đã làm ảnh hưởng đến cấu trúc của công trình, gây hiện tượng nứt bề mặt hay biến động về kết cấu.
Khe nhiệt sẽ tạo ra được một khoản hở tại sàn, mái nhà, tường để công trình có 1 khoảng trống giãn nở nhất định. Chỉ cần biên độ thay đổi nhiệt không vượt quá giới hạn chịu đựng của khe nhiệt, thì cấu trúc công trình sẽ được đảm bảo và không hư hại. Khi xây dựng, độ giãn nở của khe nhiệt cần phải được kỹ sư tính toán chi tiết, rõ ràng, hợp lý vì chỉ cần 1 chút sai lệch cũng có thể dẫn đến việc thiếu an toàn, gây hư hỏng công trình, và mất tính thẩm mỹ…
Khe lún là gì?
Khe lún cũng là 1 loại khe co giãn hay khe nhiệt. Nhưng khác ở chỗ khe lún sẽ được thiết kế cắt ngang toàn bộ công trình ngay cả ở phần móng. Mục đích để hạn chế ảnh hưởng do độ lún gây ra khoảng cách giữa những khe lún thường là 30m.
Khe lún được sử dụng khi mà kích thường mặt bằng quá lớn từ đó đòi hỏi phải có biện pháp để đảm bảo tính an toàn cho toàn bộ công trình. Với cấu trúc tường ngoài lắp ghép thì khoảng cách giữa những khe lún yêu cầu tối thiểu phải đạt 65m. Còn đối với tường ngoài liền khối thì khoảng cách giữa các khe lún phải là 45m.
Khe lún được sử dụng để phân tách các công trình thành những khối riêng biệt và có sự chênh lệch lớn giữa các khối nhà liền kề nhau. Ngoài ra, khe lún còn được sử dụng khi công trình xây trên nền đất có sức chịu tải trọng khác nhau, và hạn chế sự sụt lún, làm tăng tuổi thọ cho kiến trúc công trình.
Tại sao khe nhiệt và khe lún lại quan trọng trong xây dựng?
Trong các công trình xây dựng thì khe nhiệt và khe lún vô cùng quan trọng vì:
- Việc thiết kế công trình có chứa khe nhiệt và khe lún sẽ tăng khả năng đảm bảo độ an toàn cho căn nhà và là điều vô cùng cần thiết đối với các công trình hiện nay. Nó giúp hỗ trợ tăng tuổi thọ và bảo vệ cho ngôi nhà bạn khỏi các tác nhân đến từ môi trường.
- Đối với các công trình mà có sự chênh lệch lớn giữa các khối nhà, và khối kiến trúc với nhau như nhà cao tầng và nhà thấp tầng thì lực tác động giữa 2 khối nhà này nên nền đất là khác nhau. Do đó cần sử dụng khe lún và khe nhiệt để tạo nên sự tách biệt, chống lại sự sụt lún của 2 ngôi nhà.
- Giữa 2 ngôi nhà gần như sát nhau thì việc bố trí khe nhiệt và khe lún để đảm bảo về sự giãn nở và độ lún giữa chúng.
- Đối với các công trình được xây dựng trên nền đất yếu hay có sức chịu tải khác nhau, khe nhiệt và khe lún có tác dụng chia tác và giảm, phân tán tải trọng lên nền đất tại các khối công trình, đảm bảo độ an toàn và tuổi thọ của ngôi nhà.
Vì vậy khe lún là khe nhiệt đã chia tách công trình thành các khối riêng biệt, từ đó tránh được hiện tượng sụt lún và phân tán tải trọng lên nền đất của toàn bộ công trình đảm bảo độ an toàn, tăng tuổi thọ và bảo vệ công trình khỏi các tác nhân từ môi trường.
Sự khác nhau giữa khe nhiệt và khe lún
Khe lún và khe nhiệt đều có các điểm giống và khác nhau, cụ thể:
Đặc điểm | Khe nhiệt | Khe lún |
Giống: Đều là khe chia tách công trình thành 2 khối riêng biệt, tránh hiện tượng sụt lún xảy ra cho công trình. | ||
Công trình sử dụng | Công trình lớn như chung cư… | Các công trình nhỏ và nhà liền kề |
Vị trí cắt | Chỉ cắt qua thân | Cắt qua cả thân, hầm và móng |
Khoảng các giữa 2 khe | Từ 50 – 60m | Trên 24m |
Thiết kế | chống sự co giãn theo nhiệt độ | là sự sụt lún do tải trọng |
Điểm bắt đầu và kết thúc | bắt đầu ở một vị trí bất kỳ và kết thúc tại mái công trình | bắt đầu sẽ cắt qua phần thân hầm và móng của công trình |
Phía trên đây là các thông tin, kiến thức cụ thể về khe nhiệt và khe lún co giãn mà chúng tôi đã tìm hiểu và cung cấp. Hy vọng bạn sẽ thấy được sự hữu ích khi theo dõi bài viết này nhé, chúc các bạn thành công!