Cách trát tường không bị nứt và đảm bảo kỹ thuật đơn giản

cach trat tuong khong bi nut

Vết nứt trên tường là 1 hiện tượng khá phổ biến hiện nay. Điều này đã gây ra rất nhiều hoang mang và lo ngại cho gia chủ vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc của ngôi nhà. Tình trạng này xảy ra khi người thợ chưa nắm rõ được kỹ thuật trát tường để không bị nứt. Vì vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ thuật trát tường nhé.

Tham khảo ngay: Nẹp nhựa trát tường giải pháp hoàn hảo giúp thi công trát tường sắc nét.

 

Khái niệm về trát tường?

Trát tường là 1 trong các công đoạn quan trọng trong xây dựng bằng việc dùng những nguyên liệu như vữa để làm phẳng tường, nó có tác dụng làm đẹp, và hỗ trợ lớp sơn cũng như để bảo vệ cho kết cấu tường chống lại các tác động của sự va đập cơ học, sự ăn mòn hóa học, sinh học, và làm chậm tác động của nhiệt độ cao như lửa cháy.

Công tác trát tường sẽ được thực hiện sau khi đã hoàn thành việc lắp đặt hệ thống mạng dây ngầm và các chi tiết chỉ định được đặt ngầm trong lớp trát của hệ thống điện.

Trát tường có mấy loại?

Trát tường sẽ có 3 loại trát là trát tường 1 lớp, 2 lớp (tức là trát tường lạnh) và 3 lớp.

  • Trát tường 1 lớp: là chiều dày lớp vữa trát khoảng 1 phân
  • Trát tường 2 lớp: là chiều dày vữa trát khoảng 1,5 – 2 phân
  • Trát tường 3 lớp: là chiều dày vữa trát khoảng 2.5 – 3 phân. Thường sẽ đóng vai trò là lớp trát lót, hay lớp trát đệm, hoặc lớp trát ngoài cùng.

Thông thường thì kiểu trát tường 1 lớp và 2 lớp là 2 kiểu trát tường đang được áp dụng phổ biến. Nếu như lớp trát 1 lớp có thể giúp tối ưu chi phí thì trát tường 2 lớp lại mang đến những cải thiện về khả năng chống thấm, hay hạn chế nứt, giúp cách âm, và cách nhiệt tốt.

Hướng dẫn các bước trát tường đảm bảo đúng kỹ thuật

Để đảm cho bảo quá trình thi công trát tường chuẩn, đẹp, có độ phẳng, và mịn, đúng kỹ thuật, thì thợ mới vào nghề nên tham khảo những bước trát tường sau:

  • Bước 1: Sau khi đã phun nước tường thì cần chuẩn bị vữa. Vữa trát tường được trộn theo tỉ lệ 1:3.
  • Bước 2: Ta chỉ việc lấy 1 lượng vữa vừa đủ vào bàn xoa và đắp, hay trát lên tường. Lúc này, thì tay trái cầm bàn xoa và ốp vữa lên trên tường theo chiều đi lên, còn tay trái cầm bay và thực hiện miết theo đường vữa đi để tránh cho vữa bị rơi vãi và đảm bảo lớp vữa bám chắc vào tường hơn. Ở các đoạn tường cao thì bạn cần lấy bay xúc vữa, miết rồi thực hiện trát lên tường. Cứ thực hiện bước này cho đến trát khi hết mặt tường.
  • Bước 3: Dùng bay để trát 1 lớp vữa khô. Lớp vữa khô này cần đảm bảo rất mỏng.
  • Bước 4: Đánh mốc tường ở 2 bên và trên dưới.
  • Bước 5: Dựa vào mốc đánh dấu, nếu chỗ nào bị lõm thì bù vữa vào, còn nếu có chỗ nào thừa thì dùng thước để gạt vữa sao cho bề mặt của tường phẳng đều nhau. Đồng thời cần trét thêm vữa cho những chỗ bị lõm.
  • Bước 6: Dùng thước để cán tiếp lượt thứ hai sao cho đảm bảo bề mặt phẳng và đều nhau.
  • Bước 7: Dùng bay để xoa để làm mịn mặt phẳng tường.
  • Bước 8: Dùng mút hoặc xốp để xoa qua tường, đảm bảo cho lớp trát được phẳng, và nhẵn hơn.

Nguyên nhân của hiện tượng tường bị nứt

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho tường nhà bị nứt như:

  • Tường bị nứt do yếu tố nhiệt độ, và thời tiết
  • Nứt bị tường do kết cấu của nền móng yếu
  • Tải trọng tầng ở bên trên quá nặng làm cho tường nhà bị nứt ngang ở tầng dưới.
  • Tường bị nứt do sơn trát không đúng theo kỹ thuật
  • Tường bị nứt do đã có thời gian sử dụng lâu
  • Tường bị nứt do tác động của ngoại lực

Nứt tường gây hại như thế nào cho ngôi nhà?

Hậu quả dễ thấy nhất là chính tường sẽ bị thấm nước: Chỉ cần 1 khe nhỏ hở ra cũng khiến cho nước thấm qua, khiến toàn bộ công trình bị ảnh hưởng, sẽ gây ra hậu quả cực kì nghiêm trọng đến kết cấu, thẩm mĩ cũng như là tuổi thọ của ngôi nhà.

Về thẩm mỹ: Việc thấm nước sẽ hình thành các mảng rêu mốc xấu xí. Và Chẳng ai muốn ở trong 1 ngôi nhà mà sau vài ba năm đã thấy rêu, mốc bám đầy như là 1 ngôi nhà cổ. Cảm giác của chủ nhà chắc hẳn rất khó chịu.

Nguy cơ vết nứt ngày càng rộng – dài: Các bạn không nên mặc kệ các vết nứt này vì lâu ngày sẽ khiến cho các vết nứt ngày càng to ra. Và kinh phí khắc phục chúng cũng ngày càng tăng.

Là chỗ ẩn nấp của rất nhiều côn trùng gây hại: Các vết nứt này nếu như để lâu ngày không được khắc phục thì nó sẽ trở thành chỗ ẩn nấp cho nhiều loại côn trùng. Mà khi hít phải chúng sẽ dẫn đến nhiều căn bệnh về đường hô hấp như: viêm xoang, hay viêm mũi, nấm da… Những bệnh này còn đặc biệt nguy hiểm đối với người già và trẻ nhỏ.

Cách trát tường để không bị nứt

Để đảm bảo tường trát không bị nứt, và đẹp cần lưu ý khi trát tường như sau:

1.Khi Chuẩn bị trát

  • Chỉ thực hiện công đoạn trát khi mà tường đủ cứng. Thông thường thì sau khi xây khoảng 10 đến 15 ngày, sau khi đã có được sự kiểm tra về độ thẳng của bức tường thì ta mới có thể tiến hành bước trát.
  • Đừng quên việc tưới ẩm tường cũng như đảm bảo rằng tường sạch tạp chất, nhũ tương, và rác, dầu để có thể đảm bảo tăng độ liên kết, và bám dính của lớp trát.
  • Đối với những vị trí có bê tông, ta sẽ phải tạo các vết nhám trước khi trát.
  • Đối với những vị trí tiếp giáp giữa tường xây bằng bê tông, thì ta sẽ đóng 1 cái lưới mắt cáo để tránh cho tình trạng nứt dọc theo tường cột. Vị trí của lưới mắt cáo nằm ở giữa của cột và tường sao cho mỗi bên lưới sẽ chiếm khoảng 15 phân.
  • Mốc trát: cần Đắp mốc trát trước khi trát tường để có thể đảm bảo lớp trát được định hình phẳng và không bị méo. Khoảng cách giữa các mốc trát là 2 đến 2,5m.

2.Thi công trát

  • Khi thi công trát tường, với thợ không chuyên thì sẽ có rất nhiều điểm trát dày, và trát mỏng khác nhau.
  • Nếu trát tường 2 lớp, thì khi xong lớp 1 ta có thể dùng lưới sắt để tạo nhám cho bề mặt trước khi trát lớp 2. Điều này sẽ giúp lớp 2 được bám chắc vào tường hơn. Lưu ý là không để lớp 1 khô lâu quá vì sẽ gây ra hiện tượng tách lớp. Thường khi xong lớp 1, và tạo nhám xong thì để 3 – 4 tiếng là có thể thực hiện thi công lớp 2.
  • Cách kiểm tra chất lượng của vữa: Chúng ta cho vữa vào lòng bàn tay và bóp thử, nếu mà vữa không nát, và cũng không bị chảy thì là vữa đạt chất lượng
  • Trát tường trong thì có thể sử dụng mác vữa 50 cũng được. Nếu như điều kiện kinh tế cho phép ta có thể lựa chọn sử dụng mác vữa 75.
  • Đối với các vị trí vệ sinh, và vị trí ngoài trời tiếp giáp với nước thì ta nên trát với mức mác vữa cao hơn.

Các vấn đề thường gặp khi trát tường

  • Trên tường xuất hiện các vết nứt chân chim, hay nứt co ngót: Nguyên nhân chính dẫn đến những hiện tượng này là do vật liệu bị co ngót. Cách khắc phục là phải đánh lại (Tại vị trí bị vết nứt, ta cần rạch vết nứt ra để cho tường co ngót thoải mái rồi sau đó thực hiện phủ lại vữa)
  • Hiện tượng tường trát bị ộp: Tường bị ộp có thể do rất nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân đầu tiên chính là trong quá trình trát vách bê tông mà ta tạo nhám. Thứ hai, nguyên nhân sâu xa hơn có thể là do việc vệ sinh hồ dầu vào nhũ thương chưa được sạch.
  • Bề mặt hằn các vết dụng cụ vật liệu xây trát: Cách khắc phục chính là đánh lại mặt bằng 1 tấm mút hoặc là mạn 1 lớp vữa lỏng và mỏng trên bề mặt để có thể đảm bảo chất lượng. Lưu ý: lớp mạn này cần phải được sàng cát mịn theo tỷ lệ khoảng 1:1 để đảm bảo rằng tường phẳng.

Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho các bạn toàn bộ các thông tin về kỹ thuật trát tường và cách trát tưởng đảm bảo không bị nứt. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và áp dụng được khi cần thiết nhé.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *