5 cách chống trơn trượt cầu thang hiệu quả nhất
Cầu thang là một khu vực tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, đặc biệt là những cầu thang trơn tuột thường dễ gây ra chấn thương. Vậy có những cách chống trơn trượt cho cầu thang nào đang được ứng dụng nhiều nhất hiện nay? Cùng chúng tôi tham khảo và lựa chọn cho một giải pháp phù hợp mà hiệu quả nhất nhé.
Những rủi ro tiềm ẩn khi đi qua cầu thang trơn trượt
Cầu thang nếu không có thiết kế để chống trơn trượt thường tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, đặc biệt là đối với gia đình có người lớn tuổi và trẻ em. 1 số rủi ro có thể xảy ra nếu cầu thang không chống trơn trượt như sau:
- Gia đình nếu có người lớn tuổi, hệ xương khớp sẽ yếu, đi lại gặp khó khăn khi sử dụng cầu thang không chống trơn trượt sẽ dễ bị té ngã.
- Nhà có trẻ nhỏ thường chạy nhảy, và leo trèo quanh cầu thang nếu không trơn trượt tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm.
- Các vật liệu dùng để ốp lát cầu thang thường sẽ bị mài mòn, kém ma sát khiến cho cầu thang trơn trượt.
- Cầu thang là khu vực nhiều người đi lại và sử dụng nên cầu thang trơn trượt cũng có nguy cơ sẽ té ngã cao.
- Thời tiết nóng hoặc có độ ẩm cao cũng làm cho cầu thang dễ bị ẩm ướt, nếu không có cách chống trơn trượt sẽ dễ gây té ngã.
05 cách để chống trơn trượt cầu thang hiệu quả nhất hiện nay
Các phương pháp để chống trơn trượt cầu thang hiệu quả hiện nay sẽ được bật mí ngay sau đây. Cùng với chúng tôi tham khảo và lựa chọn cho mình phương pháp tốt nhất nhé.
1. Thảm chống trơn trượt
Cách dùng thảm nhựa trải sàn để chống trơn trượt cũng được sử dụng trong các công trình ngoài trời ví dụ khu vực: bể bơi, nhà vệ sinh công cộng, hay nhà hàng, các quán ăn,… Có 2 loại thảm nhựa giúp chống trượt là loại có các gai sần và loại cứng có nhiều lỗ.
- Tấm thảm nhựa có nhiều lông hoặc gai sần sẽ có độ ma sát rất tốt.
- Tấm thảm nhựa cứng, có nhiều lỗ giúp khi có người di chuyển qua thì nước sẽ rơi xuống dưới sàn, và tránh trơn trượt.
Ưu điểm của thảm chống trơn trượt
- Các tấm thảm nhựa sẽ có giá thành rẻ, tiết kiệm được chi phí.
- Chỉ cần đặt lên trên mặt sàn là sử dụng được ngay.
- Phù hợp với những công trình công cộng, hoặc các công trình đi thuê mặt bằng.
Nhược điểm
- Do Chi phí thấp nên phải thay thế thường xuyên, nhiều lần do độ bền kém, không cao.
- Phải vệ sinh thường xuyên, nên tốn chi phí vệ sinh.
- Tính thẩm mỹ của các tấm thảm nhựa kém.
2. Băng keo giúp chống trơn trượt
Sản phẩm băng keo có cấu tạo dạng cuộn, mặt ngoài sẽ là lớp chống trơn, và mặt trong là phần keo dính giúp dán vào bề mặt từng bậc thang. Loại băng dính có rất nhiều màu sắc để làm tăng khả năng nhận biết và lựa chọn của người sử dụng khi đi lại.
Ưu điểm của băng keo chống trơn trượt
- Đây là cách chống sự trơn trượt cho cầu thang rất dễ sử dụng vì bạn chỉ cần dán vào bề mặt bậc thang.
- Có thể dán lên rất nhiều chất liệu bậc thang khác nhau.
- Màu sắc nổi bật giúp người dùng dễ dàng nhận biết mép bậc thang để chống té ngã.
Nhược điểm
- Hiệu quả của việc chống trơn thấp, lớp chống trơn rất nhanh bị mài mòn sau 1 thời gian.
- Tuổi thọ của băng keo không cao, rất dễ bị bong tróc theo thời gian.
3. Sơn epoxy giúp chống trơn trượt
Sơn epoxy là loại sơn được bổ sung thêm các hạt nhám (quartz sand) li ti, các hạt này sẽ tạo độ nhám bám vào sơn. Khi lớp sơn đã khô sẽ tạo ra bề mặt nhám cho mặt cầu thang, từ đó đảm bảo sự chắc chắn và chống trơn trượt. Cách thực hiện phương pháp sử dụng sơn epoxy cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần sơn lên cầu thang là được.
Ưu điểm
- Chống trơn trượt tốt do tạo được độ nhám, tuổi thọ cao.
- Không thấm nước, và khả năng chịu lực tốt.
- Màu sắc sơn epoxy vô cùng đa dạng.
Nhược điểm
- Chi phí đầu tư ban đầu cao.
- Thi công mất khá nhiều thời gian, đòi hỏi tay nghề người thợ sơn cao.
- Nếu hỏng, bong tróc thì rất khó thay thế, sửa chữa.
4. Nẹp chống trượt cho cầu thang
Đây là sản phẩm được dùng để gắn cố định vào vị trí mũi bậc cầu thang từ đó tăng ma sát cho mũi bậc khi người di chuyển qua. Nẹp chống trượt có cấu tạo từ nhôm, nhựa, inox hoặc đồng,… Các nẹp này có hình dáng cũng rất đa dạng, như hình chữ V, chữ F, chữ T, chữ L,…
Ưu điểm
- Nẹp vừa giúp chống trơn trượt, vừa bảo vệ được mũi bậc cầu thang khỏi sứt mẻ, sứt vỡ.
- Chúng có khả năng chống chịu với va đập mạnh. Độ bền vững khá cao trong suốt quá trình sử dụng, do không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, hay nhiệt độ, độ ẩm.
- Sử dụng được cho hầu hết các loại vật liệu bậc làm cầu thang như: gạch, đá, gỗ,…
- Phù hợp với tất cả các công trình khác nhau như: nhà ở, văn phòng, nhà máy công nghiệp, trung tâm thương mại,…
- Dễ dàng thực hiện thi công, bảo trì, và thay thế.
- Với đa dạng về chất liệu và màu sắc, nẹp chống trơn còn có thể tạo điểm nhấn trang trí hiện đại tại khu vực cầu thang.
Nhược điểm
- Với loại nẹp chất liệu cao cấp thì chi phí ban đầu sẽ hơi cao do thường sử dụng chất liệu cao cấp.
5. Dung dịch chống trượt
Nhiều khách hàng chọn cách chống trơn trượt cho cầu thang bằng việc dùng dung dịch chống trượt chuyên dụng. Dung dịch này thường chứa hóa chất không màu, và có mùi hương dễ chịu thoang thoảng dễ nhưng vẫn tạo được ma sát, chống trơn cho bề mặt cầu thang ốp lát bằng gạch, đá.
Ưu điểm
- Phương pháp này có cách sử dụng đơn giản với các bước như sử dụng các loại nước lau rửa sàn.
- Ngoài khu vực cầu thang, bạn cũng có thể sử dụng dung dịch này cho các bề mặt sàn khác.
Nhược điểm
- Hiện tại không thông dụng.
- Cần thuê đội thi công chuyên biệt.
- Khả năng chống trơn sẽ giảm dần theo thời gian, đặc biệt là tại các khu vực thường xuyên ẩm ướt.
Như vậy chúng tôi đã giới thiệu với bạn 05 cách chống trơn trượt cho cầu thang phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Mỗi một giải pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với từng mục đích, nhu cầu sử dụng chuyên biệt. Hi vọng là bạn sẽ lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất với công trình của bạn.