Keo silicon dán được gì? 7 vật liệu được dùng nhiều nhất

keo silicon dan duoc gi

Keo Silicon là 1 trong những hợp chất đa năng, được sử dụng ở rất nhiều lĩnh vực trong đời sống, đặc biệt là trong ngành xây dựng. Với những đặc tính vượt trội của nó như khả năng bám dính cực tốt, khả năng chống thấm, chống bám bẩn, và đặc biệt chịu được thời tiết khắc nghiệt… Vậy keo silicon là gì và những vật liệu nào dùng được keo silicon? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loại keo dán này 1 cách chi tiết qua bài viết sau nhé.

Keo silicon là gì?

Keo silicon là 1 hợp chất được sử dụng để bít trám, giúp kết dính các bề mặt vật liệu lại với nhau, được sản xuất từ silicon nguyên sinh, cùng chất xúc tác và các phụ gia khác. Ở trạng thái ban đầu, keo silicon có dạng hồ lỏng, đóng rắn khi nó tiếp xúc với không khí. Keo silicon đã được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt chính là trong lĩnh vực xây dựng nhờ vào khả năng bám dính rất tốt và chống chịu được rất hiệu quả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Keo silicon có mấy loại?

Hiện có rất nhiều loại keo silicon trên thị trường. Tuy nhiên, phổ biến nhất ta có thể kể đến 2 cách phân loại như sau:

Phân loại theo thành phần của keo

keo silicon dan duoc gi 3

  • Keo silicon trung tính: Loại này thường có ít mùi, không chứa axit hoặc những hóa chất độc hại, và nó có độ bám dính tốt nên thường được sử dụng khá rộng rãi hiện nay.
  • Keo silicon axit: Đây là 1 loại keo có độ bám dính rất tốt, và khả năng lưu hóa nhanh nhưng thường nó sẽ lưu lại mùi hôi lâu, chỉ phù hợp khi dùng thi công ngoài trời.
  • Keo silicon có gốc acrylic: Chất keo có màu trắng sữa, và chuyên dùng khi thi công trám các vết nứt thông thường như trên các vật liệu nhựa, hay gỗ, hay thép không gỉ.

Phân loại theo kích thước, hình dạng của keo

  • Silicon dạng hạt: Loại keo này hay được sản xuất ở dạng viên hoặc dạng hạt nhỏ với nhiều kích cỡ khác nhau, và thường có màu trắng đục hoặc vàng. Sản phẩm này được dùng để dán những vật liệu mềm, và không đòi hỏi về độ bám dính quá cao.
  • Keo cây silicon, keo tăm: Đây là 1 loại keo silicon có dạng cây dài nhỏ, thường có màu trắng trong hoặc vàng, và dùng chủ yếu trong chế tác đồ thủ công mỹ nghệ, gia dụng.

Các ưu và nhược điểm của keo SILICON

keo silicon dan duoc gikeo silicon dan duoc gi 4 1

Ưu điểm nổi bật của keo SILICON

  • Có khả năng chống chịu tốt trước những điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, môi trường
  • Keo silicon thường không bị ăn mòn hay bị hư hỏng trước sự tác động ở nhiệt độ cao hay tia cực tím
  • Có Khả năng chịu nước rất tốt
  • Keo silicon có độ dẻo dai và tính đàn hồi khá tốt
  • Sản phẩm thường có độ bền cao, cũng như thời gian sử dụng lâu dài

Nhược điểm của keo SILICON

  • Keo silicone sẽ không thể sử dụng được trên bề mặt có dầu
  • Khi đã Sử dụng keo silicone thì không thể sơn phủ
  • Keo silicon có khả năng chịu ma sát khá kém

07 vật liệu phổ biến có thể dán bằng keo silicon

1. Gỗ

Những hạng mục công trình xây dựng sử dụng chất liệu gỗ như cửa, sàn nhà, hay bàn ghế… hoàn toàn có thể sử dụng loại keo silicon dán gỗ làm vật liệu để kết dính. Chúng có thể đảm bảo tất cả các yêu cầu khắt khe về độ bám dính, cũng như bền chắc, và không gây ảnh hưởng đến “tuổi thọ” của gỗ.

2. Kim loại

Để trám những khoảng trống khi gắn chất liệu kim loại, yêu cầu đặt ra là vật liệu cần phải đảm bảo tính chống nước, và độ bám dính tốt, cũng như linh hoạt khi thi công và cần ít bám bẩn. Những yếu tố này thì keo silicon hoàn toàn đáp ứng được, nó giúp bề mặt kim loại luôn chắc chắn và thẩm mỹ.

3. Kính

Keo silicon có khá nhiều màu sắc khác nhau, đồng thời có độ bám dính tốt với các chất liệu như kính, nhôm, gỗ, … nên nó thường được sử dụng trong khi thi công các loại cửa kính, cửa nhôm kính hoặc ở các khu vực mà ta dùng kính để trang trí mà vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ khi hoàn thiện các công trình.

4. Gốm sứ

Tương tự như với đá hoa cương, vật liệu dán gốm sứ cần có độ bám dính tốt, và ít co ngót do thời tiết có thể làm ảnh hưởng đến mối nối. Bên cạnh đó, cùng với tính năng dễ thi công và rất tiết kiệm thời gian thi công, các công trình vẫn ưu tiên sử dụng keo silicon để thay thế cho những vật liệu kết dính truyền thống như xi măng, hay hồ dầu…

5. Nhựa pvc

1 số loại keo silicon có khả năng đặc biệt là chống thấm tuyệt đối, chống rò rỉ rất tốt nên có thể được dùng để dán những vật liệu và dụng cụ từ nhựa. Đặc biệt, loại keo silicon dán nhựa có khả năng về chịu nhiệt cao, chịu nóng, và ít bị co ngót nên sẽ giúp kéo dài “tuổi thọ” của đồ nhựa rất tốt.

6. Cao su

Keo silicon dán cao su là 1 chất kết dính được tạo ra từ silicon và cao su tổng hợp cùng với khả năng chống chịu nhiệt độ cao, nước, ánh sáng mặt trời và các chất hóa học khác. Chính vì vậy mà keo silicon dán cao su rất được ưa chuộng và được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp và các ứng dụng khác nhau.

7. Gạch, đá

Một trong các đặc điểm nổi bật của keo silicon dán gạch đá chuyên dùng trong xây dựng chính là độ bám dính cực kỳ cao và khả năng chịu được thời tiết khắc nghiệt. Do đó, đây cũng là lựa chọn tối ưu cho các công trình sử dụng đá hoa cương có kích cỡ lớn.

Keo silicon có độ bền cao không?

keo silicon dan duoc gi 5

Keo slilicon cũng là 1 chất kết dính được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp như ô tô, gia dụng, thiết bị điện tử, … Nhờ vào khả năng chịu nhiệt và độ bền vượt trội, nên đây được xem là 1 lựa chọn lý tưởng để có thể kết dính hoặc trám kín các loại hàng hóa cần độ bền cao. Ngoài ra, keo silicon cũng là 1 lựa chọn để thay thế cho keo dán ron, hay keo thế ron trong những miếng đệm xe, và thùng xe mà phải chịu nhiệt độ cao thường xuyên.

Keo silicon làm 1 hợp chất có tính kết dính cao và có độ bền ít nhất là hơn 20 năm. Để có thể đạt được yêu cầu về độ bền tuyệt vời như vậy là nhờ nó sở hữu nhiều tính năng nổi bật như:

– Nó bám dính rất tốt trên mọi bề mặt và chống được bong tróc tuyệt đối, kể cả ở những khu vực tiếp xúc với nước thường xuyên.

– Chống chịu được với áp lực của nước, nhiệt độ cao, chũng như hóa chất và các tác nhân ngoại cảnh như độ ẩm, thời tiết.

– Có thể kháng được bụi bẩn và hạn chế nấm mốc, giữ cho silicon luôn sạch sẽ, và không phai màu.

– Bít kín được mọi kẽ hở dù là nhỏ nhất.

– Keo silicon khô nhanh và đóng rắn tốt, nó không bị co ngót, độ đàn hồi cực kỳ cao.

Keo silicon có thể sử dụng ở thời tiết khắc nghiệt không?

Keo silicon có được khả năng là chịu được mọi điều kiện thời tiết dù là khắc nghiệt nhất như nóng mưa khi keo đã được khô. Chính vì vậy mà keo silicon đã được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như trong ngành công nghiệp và xây dựng đặc biệt trong ngành y học.

Tính chịu nhiệt của keo silicon có thể chịu được nhiệt độ cao lên tới 300 độ C và có khả năng chống được ăn mòn, rung và sốc. Silicon nhiệt độ cao đã được thiết kế để chịu được nhiệt độ cao khi nó đã đóng rắn, thường lên đến nhiệt độ 260 ° C, có khi có thể lên đến 300 ° C.

Không giống như các chất kết dính khác, keo silicone có khả năng chống lại những loại hóa chất, độ ẩm cao và thời tiết khắc nghiệt. Nó cũng giữ được độ đàn hồi và ổn định trong khi điều kiện ở nhiệt độ cao và thấp.

Nhiệt độ để xử lý keo silicone là trong khoảng từ 10 độ đến 38 độ C và Có thể mất ít nhất là 24 giờ để đóng rắn, nhưng 1 lớp chất keo có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn, đôi khi sẽ lên đến 48 giờ.

Trên đây là 1 số thông tin cơ bản về keo Silicon. Tóm lại, keo silicon là một sản phẩm không thể thiếu trong rất nhiều ứng dụng công nghiệp và gia đình. Với khả năng kết dính mạnh mẽ, tính linh hoạt và kháng nhiệt, keo silicon giúp tạo ra các liên kết chắc chắn và bền bỉ.

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *