Cách ghém tường chuẩn từ A-Z

Cách ghém tường chuẩn từ A-Z

16:22p ngày 07/18/2023 bởi sdecorviet

Cách ghém tường chuẩn từ A-Z

Ghém tường là công tác quan trọng khi xây dựng tường. Trong quá trình xây dựng, có rất nhiều bước dù nhỏ nhưng tuyệt đối không thể bỏ qua nó nếu muốn đảm bảo kỹ thuật và cả tính thẩm mỹ. Ghém tường là một trong những bước đó. Vậy bạn theo dõi bài viết dưới đây cùng chúng tôi để hiểu được tầm quan trọng cùng với quy trình chuẩn các bước của công đoạn ghém tường nhé!

Ghém tường là gì?

Ghém tường hay còn được gọi là làm mốc trát tường là việc thợ xây dùng các dụng cụ và vật liệu (như miếng gạch vỡ, và các miếng gốm hoặc những miếng vữa khô) để gắn lên tường tạo ra các mốc giúp định vị được chiều dày của lớp trát.

Tại sao cần phải ghém tường trước khi tô trát

ghem tuong cach ghem tuong 2

Ta có thể thấy được vai trò cực kỳ quan trọng của việc ghém tường (đắp mốc trát tường) ngay trong tên gọi của nó, bước đệm này có tác động rất lớn tới chất lượng hoàn thiện của bức tường.

  • Đắp mốc trát tường (ghém tường) đảm bảo độ thẳng đứng và bằng phẳng của bức tường sau khi trát. Ngay cả khi các bác thợ lâu năm lành nghề cũng rất khó trong việc thực hiện hoàn thiện 1 bức tường phẳn, thẳng đứng và đẹp nếu không có các mốc ghém tường này.
  • Nhờ vậy đắp mốc trát tường (ghém tường) có ảnh hưởng toàn bộ đến thẩm mỹ cũng như đến độ bền của lớp vữa trát tường. Một bức tường nếu không có mốc trát và vẫn được hoàn thiện với bề mặt lồi lõm, hoặc không đều chắc chắn cũng làm cho tổng thể của ngôi nhà bị xấu đi nhiều.
  • Đắp mốc trát tường (ghém tường) cũng tạo căn cứ đểgiúp các bác thợ trát tường nhanh, đều tay và đẹp hơn. Các mốc ghém này giúp quá trình tô trát sẽ ít xảy ra lỗi hơn, ít phải sửa chữa hơn vì vậy mà tốc độ hoàn thiện bức tường cũng như năng suất lao động sẽ được nâng cao hơn.

Cách ghém tường trước khi tô trát

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và nguyên vật liệu:

Dụng cụ ghém tường thường dùng:

  • Búa, bay, đinh, dây
  • Thước tầm, và nivo
  • Quả dọi, thước dây, máy laser.

Nguyên vật liệu gồm:

  • Hồ dầu (là hỗn hợp của xi măng và nước)
  • Các miếng gạch vỡ hoặc những miếng vữa khô có bề mặt nhẵn (Thông thường công trường người ta hay đổ vữa xi măng lên 1 tấm ván phẳng. Dùng bay để khía thành các phần đều nhau kích thước khoảng 5x5cm. Sau đó phơi khô. Cuối cùng là bẻ nhỏ thành những miếng mốc ghém)

Bước 2: Kiểm tra tường trước khi ghém

Bề mặt tường trát được kiểm tra  1 cách tổng thể như sau:

  • Kiểm tra về độ phẳng của bề mặt tường: Bạn cần dùng dây căng và thước để kiểm tra.
  • Thử độ thẳng đứng, ngang bằng của tường: bằng cách dùng thước tầm hoặc nivô.
  • Kiểm tra để xác định được mức độ lồi lõm, độ nghiêng của tường là bao nhiêu -> để làm cơ sở giúp xác định được độ dày của vữa trát  hay mốc ghém.

Bước 3: Đắp các mốc chính

 Định vị mốc chính phía trên: Đầu tiên, cần định vị được 2 điểm cách trần và tường bên khoảng 15 đến 20cm tại vị trí 2 góc trên của mặt tường trát. Sau đó, bạn thực hiện đóng đinh vào điểm vừa định vị, sao cho đầu đinh nhô ra và cách tường 1 khoảng bằng chiều dày của lớp trát.

Gióng xuống mốc chính ở phía dưới: được xác định bằng cách thả dọi từ 2 mốc chính đã định vị trên xuống. Đối với tường có chiều cao nhỏ thì chỉ cần dùng thước tầm và nivô để  có thể xác định được mốc chính phía dưới.

Bước 4: Đắp các mốc phụ:

Cần đắp các mốc phụ khi chiều dài của thước cán nhỏ hơn khoảng cách giữa 2 mốc chính, hoặc là ở vị trí tương ứng đối với chiều cao đợt giáo.

Như vậy các mốc ghém tường sẽ phân bố thành hàng ngang, và hàng dọc trên tường với khoảng cách thông thường là khoảng 1.5 đến 2.5m (trừ ở các khu vực hẹp có thể nhỏ hơn). Số lượng các mốc phụ sẽ tùy theo diện tích cần trát.

Cách làm các mốc phụ như sau:

Dùng dây để căng giữa 2 mốc chính theo chiều đứng từ đó ta định vị được vị trí cần đắp mốc phụ. Cùng với cách làm tương tự ta cũng có thể xác định được những vị trí trên bề mặt nằm ngang để đặt được mốc phụ.

Bước này được thực hiện khi chiều dài của thước cán nhỏ hơn chiều dài của 2 mốc chính, hoặc tại vị trí tương đương với chiều cao của đợt giáo. Các mốc phụ giúp hỗ trợ công tác trát tường diễn ra được nhanh hơn và sẽ không bị sai lệch. Ta dùng dây để căng giữa 2 mốc chính, từ đó tạo thành các đường thẳng và đặt các mốc phụ trên các đường thẳng này.

Lúc này những mốc chính và mốc phụ sẽ được phân bố đều trên tường theo chiều dọc và chiều ngang với khoảng cách thông thường là từ 1.5m-2m (hoặc nhỏ hơn nếu như thợ còn non kinh nghiệm, và sẽ cần nhiều mốc hơn). Số lượng những mốc trát sẽ phụ thuộc vào diện tích của bức tường cần trát.

Bước 5: Đắp dải mốc

Làm dải mốc: Theo hướng song song với chiều cần của cán thước, thực hiện nối các dải mốc này bằng vữa. Sau đó, dựa vào 2 mốc ở 2 đầu và dùng thước cán phẳng.

Hệ thống dải mốc: Sử dụng thước tầm để cán phẳng theo 2 cạnh của dải mốc, sau đó dùng bay cắt vát cạnh ta đã được hệ thống dải mốc ghém.

  • Hiện nay, với những người thợ lâu năm có nhiều kinh nghiệm họ có thể bỏ qua bước đắp dải mốc vì khá tốn thêm công. Tuy nhiên đối với các công trình yêu cầu về độ tỉ mỉ chính xác cao thì việc kiểm soát kỹ thuật vẫn yêu cầu phải đắp dải mốc để đạt được chất lượng bề mặt lớp trát cao nhất.

Ngoài ra, nếu không đắp dải mốc ta có thể sử dụng nẹp mốc để trát tường (hay còn gọi là nẹp tô tường, hoặc nẹp mốc ghém). Loại nẹp này hiện nay khá là thông dụng, và cũng có rất nhiều ưu điểm như: kích thước đồng đều do sản xuất sẵn tại nhà máy, ít sai số và khi gắn cũng rất dễ dàng thao tác. Do đó nẹp mốc trát tường cũng thường được sử dụng khá nhiều tại các công trình.

Một số lưu ý khi đắp ghém tường (mốc trát tường)

ghem tuong cach ghem tuong 3

Khi thi công ghém tường, cần phải lưu ý 1 số vấn đề sau:

  • Nếu tường có chỗ bị lồi ra (không thể đục bỏ đi được) hoặc tường trụ đã bị xây nghiêng thì dựa vào chỗ lồi đó để làm mốc, rồi từ chỗ mốc này lấy cơ sở để làm các mốc khác để tô cho bằng phẳng.
  • Nếu ta sử dụng miếng mốc ghém là miếng gạch vỡ hoặc những miếng đá hoa thì ta cần phải dỡ bỏ chúng đi sau khi đã thực hiện trát xong. Bù thêm vào vữa và xoa nhẵn chỗ mốc đã được dỡ đi.
  • Nếu bức tường cần trát có diện tích lớn thì dải mốc chỉ cần làm để đủ trát trong 1 ca, để tránh việc dải mốc khô sẽ khó xử lý trong khi trát.

Như vậy, trong bài viết trên, chúng tôi đã cùng bạn đọc tìm hiểu khái niệm, quy trình cũng như những vấn đề cần lưu ý xung quanh công tác đắp ghém tường hay mốc trát tường. Đây là khâu rất quan trọng để đảm bảo bề mặt vữa trát được bằng phẳng, không bị gồ ghề, lồi lõm hay bị lượn sóng; từ đó tạo nên tính thẩm mỹ cao cho bức tường nói riêng và cả căn nhà của bạn nói chung.

 

Xem thêm