Cách làm nền nhà không bị lún nhanh chóng, hiệu quả
Sụt lún nền nhà là 1 biến dạng của mặt đất gây ra do những thay đổi điều kiện địa chất thủy văn hoặc là quá trình khai thác khoáng sản… Nó có thể sẽ khiến cho ngôi nhà bị nghiêng, hay võng nền nhà, nứt tường… và nghiêm trọng hơn là gây sập đổ công trình. Vì thế, mà ngay từ công tác thiết kế thi công, thì chủ đầu tư và nhà thầu phải tính toán kỹ việc xây nền móng để tránh cho các sự cố trên. Cụ thể, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cách thi công làm nền nhà không bị lún từ những kinh nghiệm làm việc thực tế của các kỹ sư nhé.
Tiêu chuẩn về độ lún cho phép của công trình
Nền nhà là 1 phần đất chịu ảnh hưởng trực tiếp do tải trọng của móng truyền xuống. Phần nền nhà được giới hạn bằng những đường cong như bóng đèn trong. Bên ngoài phạm vi này thì ứng suất gây ra do tải trọng của móng truyền tới là không đáng kể và không có khả năng gây ra biến dạng nền đất.
Độ lún của nền nhà là 1 loại biến dạng xảy ra do việc ép chặt đất mà không làm thay đổi nhiều cấu trúc của nó dưới sự tác động của tải trọng ngoài. Trong trường hợp cá biệt thì còn có thể bao gồm cả trọng lượng của bản thân đất.
Ngoài cấu trúc của đất thì lún nền nhà còn có thể xảy ra do tải trọng truyền lên nền nhà. Khi tải trọng của công trình cao vượt ngưỡng tiêu chuẩn thì sẽ gây sức ép đến nền và móng. Theo đó, thể tích của các lỗ rỗng trong đất sẽ bị giảm làm cho đất bị biến dạng và co ép lại gây ra việc lún nền.
Trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9360 :2012 – Quy trình kỹ thuật về xác định độ lún của các công trình dân dụng và công nghiệp như sau:
- Công trình nhà ở dân dụng: tiêu chuẩn về độ lún cho phép là 8cm.
- Công trình công nghiệp: tiêu chuẩn về độ lún cho phép là 20cm.
Nếu Vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn thì sẽ khiến cho công trình bị kém an toàn đối với người sử dụng.
Các cách để làm nền nhà không bị lún
Nền đất yếu, và có khả năng chịu tải thấp sẽ dễ dẫn tới tình trạng sụt lún trong quá trình xây dựng. Do đó, để đảm bảo nền nhà không bị lún trong quá trình xây dựng cũng như sử dụng bình thường, thì nền nhà phải được thi công bằng cách:
- Nén chặt 1 phần hoặc là toàn bộ đất nền mà có tính chất đất xây dựng không phù hợp.
- Thay đổi 1 phần hoặc toàn bộ đất nền có tính chất đất xây dựng không phù hợp bằng đệm cát, hay sỏi, sạn hoặc dùng những loại đất khác tương tự.
- Đắp đất (hay bằng thủy lực hoặc là đắp theo từng lớp) để làm đệm và phân bố dưới móng của các công trình nhà ở.
- Gia cố đất nền trước khi thực hiện xây nhà bằng các phương pháp như hóa học, điện hóa học, và nhiệt…
Các biện pháp để lèn chặt đất nền trước khi thi công xây nhà được thực hiện như sau:
- Đầm chặt để có thể triệt tiêu tính chất lún của đất.
- Nếu nền đất lún ướt và có chiều sâu lớn, thì dùng cọc đất để triệt tiêu được tính chất lún. Cọc đất cần được lèn chặt ở chiều sâu có thể lên tới 15m.
- Đối với đất cát hoặc đất lún ướt dạng lớt, thì dùng nổ để lèn chặt được nền đất.
- Nền đất cát thì có thể lèn chặt bằng cách dùng máy rung, hay đầm rung.
Các cách để giữ cho đất không bị thay đổi tính chất xây dựng trong thi công và sử dụng, phòng tác dụng của nước:
- Tiến hành xây dựng những rãnh phân nước quanh công trình.
- Đặt ống nước và bể chứa nước ở 1 khoảng cách an toàn, đảm bảo không cho nước tràn.
- Tiến hành xây dựng nền nhà các mảng ít thấm nước bằng đất nén chặt….
Nguyên nhân khiến cho nền nhà bị lún
Sau khi đã tìm hiểu và nghiên cứu thì các chuyên gia xây dựng đã đưa ra 1 số nguyên nhân chính dẫn đến việc nền nhà bị lún đó là:
Tính toán sai kết cấu công trình
Đây chính là nguyên nhân đầu tiên phải kể đến bởi nó là nguyên nhân phổ biến nhất. Một số chủ đầu tư và thợ thi công thường chủ quan, và không hoặc ít quan tâm đến vấn đề này. Có thể là họ tính sai lực lún hoặc là giải quyết không hợp lý, cũng có thể là do 1 lý do nào đó mà quá trình thi công không được đúng với thiết kế ban đầu cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng sụt lún.
Đa phần nhà bị lún đều sẽ nghiêng về phía ban công bên hông, và điều này được cho là do lực của ban công tác dụng đến, lực tại cột có ban công thường sẽ lớn hơn lực ở bên trong. Mà nhà thiết kế khi tính toán lực thường hay bỏ qua tác dụng tăng thêm lực đứng của các mô- men ban công. Việc này dẫn tới việc tính sai lực của cột, và sai diện tích móng khiến cho các phản lực đất nền không hợp lý và cuối cùng dẫn đến là lún không đều.
Do gia cố nền móng không được chính xác
Đây cũng là 1 nguyên nhân khá là phổ biến, nền nhà bị lún do chiều dày của lớp cát đệm không liên kết được với khối cừ tràm khiến cho nền móng yếu, và dễ bị rung động khi có tác động lực mạnh ở gần hoặc là xe đi qua. Do đó, khi thi công nhà, thì bạn hãy yêu cầu thợ đặt 1 lớp bê tông lót để tạo thành khối chịu lực, và hạn chế tình trạng lún nền.
Nền nhà bị lún do quá trình thi công của ngôi nhà
Quá trình thi công qua loa, và không đúng kỹ thuật, thậm chí bị rút bớt vật liệu thi công dẫn tới việc cấu trúc móng không tốt, và lỏng lẻo. Ngoài ra còn do việc xây nhà theo kiểu chen nhau, vấn đề này vẫn thường xuyên gặp phải ở những khu đô thị lớn do nó không có diện tích đất nền, nhà cách nhà xây rất gần nhau, ví dụ như nhà A xây trước 2 tầng, sau đó nhà B bên cạnh xây sau 3 tầng, khi đào móng và làm lún, khiến nghiêng nhà A. Nhà A lún lại chen qua gây lún lại nhà B.
Cách xử lý nền nhà khi bị lún nhanh chóng và hiệu quả
Để xử lý được vấn đề này, thì trước tiên bạn cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân mới có thể xác định được cách xử lý nền nhà bị lún sao cho phù hợp. Có những trường hợp đã phải chờ đến vài năm sau để cho tình trạng lún tắt dần, và bão hòa mới có thể thực hiện được việc xử lý nhà bị lún.
Cách khắc phục việc nền nhà bị lún được thực hiện như sau:
- Chẩn đoán lại tình trạng công trình: Việc này được dựa trên những vết nứt, biến dạng, kích thước, hoặc tư thế đứng, độ tuổi, độ cứng hay là sự rung lắc bằng mắt thường và khi ô tô đi qua. Xác định được mức độ nặng nhẹ thì bạn sẽ tính toán được liều lượng để xử lý tương ứng, và tăng hiệu quả.
- Tìm ra phương pháp khắc phục: Trường hợp nếu chỉ lún 1 phần nhỏ bên trong ngôi nhà thì bạn có thể thực hiện đập bỏ lớp gạch hay xi măng đó đi rồi sau đó gia cố thêm 1 ít đất để lấp đầy nó, và sau đó ốp lại lớp gạch mới. Cách này tuy khá đơn giản nhưng nếu bị sụt lún trên diện rộng thì chi phí sẽ rất cao. Trường hợp bị lún tại cột nhà hoặc là cột ban công thì cần phải tìm biện pháp để giảm áp lực cho nền nhà trước rồi mới khắc phục.
Trên đây là 1 số cách để làm nền nhà không bị lún. Những giải pháp này sẽ được áp dụng ngay từ khâu tính toán việc xây nền móng công trình để tránh cho các sự số sau khi sử dụng. Việc xem xét, và lựa chọn phương án thích hợp cần được thực hiện bởi các kiến trúc sư, kỹ sư có chuyên môn kinh nghiệm và có đầy đủ tài liệu cần thiết.