Top 3 cách làm sạch trần nhà bị mốc đơn giản và hiệu quả nhất
Tình trạng nấm mốc ở trần nhà đang trở thành vấn đề của nhiều gia đình, đặc biệt là trong những ngày trời nồm ẩm, mưa nhiều. Trần nhà bị ẩm mốc không chỉ làm mất đi tính thẩm mỹ của ngôi nhà mà còn gây ra ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mọi người. Vì vậy, việc xử lý khi trần nhà bị mốc là rất quan trọng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những cách xử lý trần nhà bị mốc đơn giản và hiệu quả dưới đây nhé!
Vì sao cần phải xử lý khi trần nhà bị ẩm mốc?
Trần nhà là nơi cao nhất trong ngôi nhà, rất dễ bị nấm mốc nhưng lại thường không được các gia đình phát hiện cũng như xử lý kịp thời. Việc ẩm mốc phát triển mạnh trên trần nhà gây ra rất nhiều tác hại nên cần phải được xử lý nhanh chóng. Vì trần nhà bị ẩm mốc sẽ xuất hiện các vết ố vàng, mốc đen, mốc trắng, và lớp sơn bong tróc sẽ khiến cho ngôi nhà của bạn bị mất đi thẩm mỹ trầm trọng.
Việc trần nhà bị ẩm mốc còn là biểu hiện của sự thấm nước và từ đó trần nhà sẽ gặp phải nguy cơ tổn hại về kết cấu và khả năng chịu lực, lâu dần nó sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng con người.
Bên cạnh đó, tình trạng trần nhà bị mốc còn ảnh hưởng đến việc sinh hoạt và sức khỏe của gia đình bạn. Nấm mốc trên trần nhà có khả năng phát tán vào không khí làm cho người thân trong gia đình rất dễ mắc các bệnh như da liễu, và đường hô hấp. Đặc biệt Với gia đình có người già và trẻ nhỏ với sức đề kháng kém thì việc trần nhà bị mốc cần phải được xử lý nhanh chóng.
Nguyên nhân khiến trần nhà bị ẩm mốc
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trần nhà bị ẩm mốc như: việc chống thấm chống ẩm không tốt, hay do quá trình thi công, hoặc do điều kiện thời tiết,… Nhưng chủ yếu là các nguyên nhân sau:
-
Việc xử lý chống ẩm, chống thấm cho trần nhà không tốt
Các ngôi nhà hay căn hộ chung cư hiện này thì trần nhà thường được xây dựng bằng bê tông. Cho nên, nếu việc xử lý các lớp chống ẩm, chống thấm cho trần nhà không cẩn thận sẽ gây ra việc nấm mốc sẽ xuất hiện trên trần nhà. Đặc biệt với các ngôi nhà có sử dụng trần thạch cao vì đây là chất liệu rất kị với nước nên nếu không chống ẩm tốt sẽ khiến cho trần thạch cao bị ẩm mốc nặng tạo nên những vết loang, thậm chí dẫn đến trần thạch cao bị hỏng. Vì vậy, từ khi tiến hành xây dựng ngôi nhà, bạn cần phải xử lý chống thấm, chống ẩm cho trần đầy đủ, cẩn thận ngay với các loại phụ gia chống thấm.
-
Sử dụng các loại vật liệu xây dựng không đảm bảo
Trong quá trình thi công nhà thì các vật liệu xây dựng như vôi, xi măng, cát,… sẽ được trộn thành hỗn hợp để làm chất kết dính. Khi dùng chúng để làm trần nhà, nếu không được trộn, và xử lý tốt thì rất dễ khiến cho mạch bị ẩm, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển khiến cho trần nhà bị mốc. Bên cạnh đó, việc sử dụng những loại vật liệu xây dựng giá rẻ, không đảm bảo chất lượng, không đạt chuẩn cũng là 1 nguyên nhân khiến cho trần nhà bị mốc nặng hơn.
-
Do Quá trình thi công không cẩn thận
Khi xây dựng trần nhà và trần thạch cao thì bạn cần phải xem xét kỹ lưỡng về vị trí lắp trần phù hợp. Vì nếu làm trần thạch cao ở những nơi thường xuyên bị rỉ nước hay những nơi ẩm ướt lâu ngày thì sẽ khiến trần bị thấm nước và sẽ nhanh chóng bị mốc.
Hơn nữa, sau một thời gian sử dụng, ngôi nhà có thể xuất hiện các hiện tượng mái nhà bị nứt, hư hỏng, hay đường ống nước có hiện tượng bị dò rỉ cũng sẽ khiến tình trạng nấm mốc tại trần nhà xảy ra. Do đó, bạn cần phải lựa chọn đội ngũ xây dựng kỹ thuật có tay nghề tốt để đảm bảo quá trình xây dựng trần nhà đúng kỹ thuật, từ đó hạn chế việc trần nhà bị ẩm mốc.
Top 3 cách làm sạch trần nhà bị mốc đơn giản và hiệu quả
Sử dụng nước tẩy Javel
Nước tẩy Javel là 1 loại dung dịch tẩy rửa vết bẩn rất phổ biến hiện nay. Bạn có thể dễ dàng tìm mua được sản phẩm này ở những cửa hàng tạp hoá thông thường hay tại các siêu thị.
Các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Đeo găng tay, và khẩu trang để bảo vệ làn da của bạn không tiếp xúc trực tiếp vào nước tẩy vì nước tẩy Javel có tính kiềm rất mạnh có thể gây hại cho da.
Bước 2: Hoà nước tẩy Javel chung với nước thành một hỗn hợp nhất định.
Bước 3: Dùng giấy nhám để chà sạch vết mốc trên trần trước khi cho hỗn hợp nước tẩy Javel lên nơi bị nấm mốc. Việc làm này sẽ giúp cho quá trình tẩy nấm mốc diễn ra được nhanh hơn.
Bước 4: Dùng cây lăn để nhúng vào hỗn hợp nước tẩy sau đó lăn lên những khu vực trần nhà bị nấm mốc. Sau đó, bạn hãy đợi một lát cho hỗn hợp nước tẩy được thẩm thấu vào sau đó sử dụng bàn chải để chà xát để đánh bật các vết nấm mốc 1 cách hiệu quả.
Bước 5: Lau sạch lại trần nhà với nước sạch.
Sau khi hoàn tất quá trình trên, bạn hãy mở cửa sổ để thông gió và làm vết lau chùi được khô nhanh hơn, từ đó sẽ hạn chế tình trạng nấm mốc tái xuất hiện.
Sử dụng xà phòng hoặc oxy già
Cách làm sạch trần nhà bị mốc tiếp bằng xà phòng và oxy già vô cùng đơn giản. Tuy nhiên, cách làm này chỉ áp dụng được khi tình trạng mốc không quá nặng. Các bước thực hiện như sau:
– Đối với cách làm sạch trần nhà bị mốc bằng xà phòng: dùng xà phòng pha loãng với nước với tỷ lệ 1:3 rồi sau đó bạn sử dụng 1 chiếc bàn chải cứng để thấm dung dịch xà phòng trên và cọ rửa lên phần trần nhà bị mốc. Sau khi đã cọ xong, bạn lau sạch khu vực đó với nước sạch và mở cửa sổ để lưu thông gió để hong khô nhanh hơn.
– Đối với cách làm sạch trần nhà bị mốc bằng oxy già: Bạn cho dung dịch oxy già 3% nguyên chất vào bình xịt. Bạn xịt trực tiếp dung dịch oxy già này lên trên phần trần nhà bị mốc rồi chờ 15 phút cho dung dịch oxy già được thẩm thấu vào bên trong. Sau đó, bạn dùng khăn sạch để lau khô đi, và khi đó các vết nấm mốc cũng theo đó mà đi theo.
Sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa chuyên dụng
Đối với trần nhà bị mốc lâu ngày, cách tốt nhất là bạn nên sử dụng các loại hóa chất tẩy rêu mốc chuyên dụng. Hiện nay có rất nhiều loại hóa chất tẩy rêu mốc chuyên dụng trên trần nhà vô cùng hiệu quả như Carelex xuất xứ Hàn Quốc, Goodmaid Pro xuất xứ từ Malaysia, Crocodile xuất xứ Thái Lan, … Bạn chỉ cần mua chúng về và làm theo hướng dẫn sử dụng ghi trên sản phẩm. Tuy nhiên, bạn cần phải chuẩn bị thêm các vật dụng để bảo vệ an toàn như găng tay, và khẩu trang để có thể tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, tuyệt đối không được để những hóa chất trên rơi vãi vào đồ ăn, hay thức uống. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Đeo găng tay và khẩu trang để bảo vệ cơ thể khỏi hóa chất.
Bước 2: Cho hoá chất chuyên dụng tẩy rêu mốc lên khu vực trần nhà bị mốc, để một lát khoảng 15 phút – 30 phút cho hoá chất thẩm thấu vào bên trong các vết nấm mốc.
Bước 3: Dùng bàn chải để chà sạch vết nấm mốc trên trần nhà sau đó sử dụng khăn thấm nước sạch để lau sạch khu vực trần nhà vừa xử lý cùng với các vật dụng bằng khác.
Các cách ngăn ngừa ẩm mốc cho trần nhà
Dưới đây là 1 số cách để ngăn ngừa nấm mốc cho trần nhà mà bạn có thể tham khảo:
– Sử dụng máy hút ẩm: Nấm mốc sẽ hay phát triển trong điều kiện ấm và ẩm. Máy hút ẩm có thể giúp loại bỏ độ ẩm trong không khí, từ đó làm giảm khả năng phát triển cũng như sự sinh sôi của nấm mốc.
– Tăng cường sử dụng ánh sáng tự nhiên: Nấm mốc vô cùng thích nơi tối tăm nên việc mở cửa sổ để cho ánh nắng vào phòng sẽ giúp ngăn được sự phát triển của chúng trên trần nhà. Nếu không thể tăng cường được ánh sáng tự nhiên, bạn có thể thử bật thêm đèn để làm tăng thêm nhiệt và giảm đi sự phát triển của nấm mốc.
– Kiểm tra về rò rỉ trên mái nhà: nấm mốc trên trần nhà xuất hiện chủ yếu là do nước chảy qua lỗ rò rỉ ở trên mái nhà. Nếu nước bị rò rỉ từ mái nhà thì bạn cần phải sửa mái nhà trước khi làm sạch nấm mốc. Nếu không, nấm mốc vẫn sẽ tiếp tục quay trở lại.
– Mở cửa và bật quạt ở nhà tắm khoảng 15 phút sau khi tắm xong: Sau khi tắm, không khí trong phòng tắm sẽ rất ẩm vì có nhiều nước. Vì vậy, bạn nên mở cửa và bật quạt ít nhất 15 phút để nước bốc hơi ra ngoài. Cách này sẽ loại bỏ được độ ẩm mà nấm mốc ưa thích trên trần nhà tắm.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân khiến trần nhà bị ẩm mốc và lý do bạn cần phải xử lý khi trần nhà bị mốc 1 cách nhanh chóng, triệt để. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ áp dụng thành công các cách để làm sạch, và xử lý trần nhà bị mốc hiệu quả.